fbpx

[HƯỚNG DẪN] Tự sửa máy lọc nước tại Nhà, bệnh nước sạch chảy ra yếu

Tự sửa máy lọc nước tại Nhà ở Hải Phòng, bệnh nước sạch chảy ra yếu là những bệnh thường xuyên mà khách hàng sử dụng máy lọc nước gặp phải. Đối với những máy lọc nước mới thì rất ít khi bị nhưng với những máy sử dụng từ 3 năm trở ra sẽ hay bị bệnh này, mặc dù khách hàng đã thay lõi và bảo dưỡng máy thường xuyên. Sau đây, FiltechPlus – Máy lọc nước Hải Phòng sẽ hướng dẫn khách hàng tự kiểm tra và khắc phục tình trạng trên với những bước cơ bản nhất.

nguyên nhân

Nước sạch tại vòi uống nước chảy ra yếu hoặc chỉ chảy nhanh được một lúc rồi yếu do những nguyên nhân sau:

  1. Màng RO bị tắc.
  2. Bình tích áp bị hỏng.
  3. Bơm yếu
  4. Adaptor (nguồn) bị giảm công suất
  5. Lõi khoáng bị tắc

cách kiểm tra và khắc phục

1. Màng RO bị tắc: Nếu màng RO tắc thì nước sạch ra được sẽ ít, rất ít hoặc không có nước sạch ở đầu ra nên việc nước đầu ra nhỏ là điều đương nhiên. Để kiểm tra màng RO tắc hay không rất đơn giản, các bạn làm theo trình tự như sau:

  • Chuẩn bị: Một cốc uống nước, to hay nhỏ ko quan trọng, một chậu đựng nước. Cốc uống nước thì hứng ở vòi nước sạch, chậu thì hứng nước thải chảy ra.
  • Khóa van bình tích áp (xoay van ngang so với dây nước là khóa), cho máy chạy bình thường. Khi nào thấy nước sạch đầy cốc nước thì dừng lại. Nếu ko có nước sạch ra thì chắc chắn màng RO đã tắc.
  • Dùng chính cốc đựng nước sạch để đong xem được bao nhiêu cốc nước thải. Nếu 1 nước sạch được 3.5 cốc nước thải (hoặc ít hơn) thì màng RO vẫn tốt, trường hợp được nhiều hơn thì màng RO đã bị tắc, tỉ lệ càng cao thì màng càng tắc nhiều.
  • Nếu màng RO tắc thì phải thay màng. Các bạn có thể mua màng RO ở bất kỳ cửa hàng máy lọc nước nào, giá dao động từ 450k đến 650k tùy từng loại màng (tránh mua phải màng giả).

2. Bình tích áp hỏng: Nếu bình tích áp bị hỏng thì sẽ không có áp lực được tích nên nước đẩy ra sẽ chậm. Bạn có thể cảm nhận ngay khi mở vòi ban đầu nước vẫn hơi mạnh, ngay sau đó là nước nhỏ hẳn. Để kiểm tra chắc chắn nhất các bạn làm như sau:

  • Chuẩn bị: Khóa van nước đầu vào, khóa van bình tích áp, tháo kết nối giữa dây dẫn máy lọc nước với bình tích áp (có thể là cút vặn hoặc cút cắm nhanh), đưa bình áp ra ngoài.
  • Trong quá trình đưa bình áp ra ngoài nếu bạn cảm nhận bình áp rất nặng, còn nước bên trong là bình áp đã bị xì hơi, nếu bình áp lại rất nhẹ không có nước ở bên trong thì không phải do hỏng bình áp.
  • Bình áp bị xì hơi thì các bạn tìm ở cạnh đáy bình áp có một van giống như van của xe máy, dùng bơm xe máy (xe đạp) để bổ xung phần khí đã bị thoát ra. Cách bơm rất đơn giản, các bạn mở van bình áp, bơm khí vào dần dần (chú ý ko được nhanh quá), đến khi nước trong bình chảy ra vừa hết là đã đủ khí. Lắp lại bình áp vào vị trí cũ và sử dụng máy lọc bình thường.
  • Nếu sau một đến hai ngày mà bình áp lại bị xì thì bạn cần phải thay bình áp mới, trường hợp không bị làm sao thì cũng là dấu hiệu sắp phải thay bình áp, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể bơm để duy trì thời gian tối đã có thể (thường 6 đến 8 tháng)
  • Đối với trường hợp bình áp nhẹ không có nước thì do nguyên nhân bơm yếu hoặc adaptor không đủ công suất.

3&4. Bơm yếu hoặc adaptor bị giảm công suất: Nếu bơm yếu hoặc adaptor bị giảm công suất bạn có thể nhận ra ngay vì ngoài hiện tượng nước chảy ra yếu ở vòi nước sạch thì bơm sẽ chạy mãi không dừng. Để phân biệt được do nguồn hay do bơm thì bạn cần phải có thêm đồng hồ đo điện, cách phân biệt như sau:

  • Chuẩn bị: Một đồng hồ vạn năng, để thang đo ở thang 50V, điện áp 1 chiều DC, que đỏ đặt ở dây đỏ, que đen đặt ở dây đen.
  • Bạn để máy lọc nước chạy bình thường, theo dõi kim đồng hồ nếu bơm đang chạy mà điện áp đo được ở adaptor là 24V +/-0.5V thì adaptor vẫn tốt => Bơm máy lọc nước chắc chắn hỏng, bạn phải thay bơm.
  • Nếu khi bơm đừng đo được 24V, nhưng khi bơm chạy điện áp đo được nhỏ hơn 20V thì adaptor đã bị hỏng, không đủ công suất cho bơm chạy. Lúc này bạn phải thay adaptor máy lọc nước.

5. Tắc lõi khoáng: Trường hợp này rất ít khi xảy ra, tắc lõi khoáng chỉ xảy ra khi bạn đã quá lâu không dùng đến máy lọc nước, nếu tắc kiểm tra rất đơn giản bằng cách tháo dây nước kết nối với bình tích áp. Nếu nước ở đó chảy ra mạnh thì lõi bị tắc, còn nước ở đó chảy ra chậm thì không phải do tắc lõi khoáng.

Tuy nhiên lõi khoáng là vật tư tiêu hao, định kỳ thay của lõi khoáng từ 12 đến 18 tháng, để đảm bảo nước uống luôn đạt tiêu chuẩn và tránh hiện tượng tái nhiễm khuẩn vì lõi khoáng các bạn hãy chú ý thay lõi khoáng theo chu kỳ sau.

  1. Lần đầu tiên thay lõi khi lắp máy mới (thường 6 đến 8 tháng) thay lõi 123.
  2. Lần thứ hai thay lõi bạn thay lõi 123 + lõi số 5, thường là lõi T33
  3. Lần thứ ba thay lõi bạn thay lõi 123 + lõi số 6 (khoảng 18 tháng)
  4. Lần thứ tư thay lõi bạn thay lõi 123 + lõi số 7 (khoảng 24 tháng + kiểm tra màng RO)
  5. Lần thứ 5 thay lõi bạn thay lõi 123 + lõi số 8 (máy tiêu chuẩn thường 8 lõi)
  6. Lần thứ 6 thay lõi bạn thay lõi 123 + lõi T33, và cứ chu kỳ tiếp theo như vây.

kết luận

Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn các bạn tự kiểm tra máy lọc nước gia đình tại nhà mình với bệnh nước chảy ra yếu. Trong trường hợp bạn không chắc chắn hành động của mình hoặc cần trợ giúp hãy gọi 0934.693.695 hoặc 0225.62.65.166, chúng tôi sẽ luôn tư vấn miễn phí và nhiệt tình.

Nếu các bạn không có thời gian hãy để dịch vụ THAY LÕI LỌC NƯỚC TẠI HẢI PHÒNG  hoặc SỬA MÁY LỌC NƯỚC TẠI HẢI PHÒNG của FiltechPlus trợ giúp. Trong trường hợp các bạn tự sửa hoặc tự thay thế có thể tham khảo thêm các bài hướng dẫn và cách bệnh thường gặp máy lọc nước tại đây: HƯỚNG DẪN TỰ SỬA MÁY LỌC NƯỚC TẠI NHÀ 

Nếu bài viết hữu ích xin hãy chia sẻ để động viên kỹ thuật chúng tôi cố gắng hơn, cảm ơn các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.