fbpx

Tỷ lệ nước thải của máy lọc nước RO tính như thế nào?

1. Tại sao máy lọc nước RO có nước thải?

Máy lọc nước RO là gì?  Máy lọc nước RO (Reverse Osmosis) hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược: Nước từ nơi có hàm lượng muối khoáng cao di chuyển đến nơi có hàm lượng muối khoáng thấp.

Nhờ vào cơ chế này, nước sau khi lọc ra từ máy lọc nước RO có độ tinh khiết cao đến 99%, được loại bỏ hoàn toàn tạp chất, các chất gây hại, Asen, kim loại nặng, vi khuẩn, virus… ra khỏi nguồn nước.

Màng lọc nước RO với lỗ lọc kích thước siêu nhỏ chỉ từ 0.0001 micron, đây là bộ phận quan trọng nhất của thiết bị. Nước được đẩy qua màng lọc RO với một lực nhất định và bắt đầu quá trình thẩm thấu ngược.

Tại màng RO, các chất độc hại, vi khuẩn và vi rút sẽ bị giữ lại và thoát ra ngoài theo đường nước thải. Vậy nên, màng RO được ví như là quả thận vì chỉ giữ chất có lợi và thải chất độc hại.

Việc tạo ra nước thải của máy lọc RO là cần thiết và không thể tránh khỏi bởi cơ chế hoạt động của nó. Việc thải ra nước thải giúp tăng tuổi thọ của lõi lọc, tránh ách tắc, làm tăng hiệu quả lọc hơn.

So với máy lọc nước Nano và UF, thì tỷ lệ nước thải của máy lọc nước RO tương đối cao.

Tuy nhiên, tỷ lệ này còn bị tác động bởi nhiều yếu tố trong quá trình sử dụng máy lọc nước RO:

  • Tỷ lệ nước thải có thể cao hơn lên tới 8:2 hoặc 9:1 sau 1 thời gian sử dụng nếu màng lọc nước, lõi lọc không được bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến công suất hoạt động của mày lọc nước.
  • Chất lượng nguồn nước đầu (chỉ số TDS) cũng chính là 1 nguyên nhân tạo ra sự khác biệt ở tỷ lệ nước thải/nước tinh khiết. Khi chất lượng nước đầu vào tốt, có nồng độ các chất hòa tan TDS thấp, màng lọc tốt và áp lực nước cao thì lượng nước thải ít và ngược lại.
  • Áp lực nước cũng ảnh hưởng nhiều đến lượng nước thải tiêu tốn trong quá trình sử dụng máy lọc nước RO. Áp lực nước càng cao thì bạn sẽ càng tiết kiệm được nhiều nước, và ngược lại.
Tỷ lệ nước thải máy lọc RO là 6:4.

3. Chi phí khi sử dụng máy lọc nước RO

Để biết được tỷ lệ nước thải của máy lọc nước RO có tốn nhiều chi phí không ta có thể tính toán như sau:

Ví dụ: Nhu cầu sử dụng nước để uống và nấu ăn của một người trung bình là 3 lít/ngày, một gia đình 4 người sẽ cần khoảng 12 lít nước sạch mỗi ngày. Tính theo tỷ lệ nước thải là 6:4, để có được 12 lít nước sạch cần 30 lít nước đầu vào và sẽ thải ra 18 lít nước thải.

Gia đình cần 30*12=360 lít nước đầu vào mỗi tháng. Giá nước máy hiện nay là 6,869 đồng/m3. Vậy gia đình sẽ tiêu tốn 2,472 đồng cho 1 tháng sử dụng máy lọc nước RO.

Có thể thấy việc sử dụng máy lọc nước RO là giải pháp tiết kiệm hơn so với việc mua các bình nước sạch bên ngoài cho gia đình.

Tuy lượng nước thải ra nhiều là vậy nhưng sử dụng máy lọc nước RO vẫn là một giải pháp tiết kiệm cho gia đình.

4. Có nên tái sử dụng nước thải ra từ đường ống xả của máy lọc nước RO?

Theo các chuyên gia, tuy nước thải từ máy lọc nước RO là phần nước mang theo vi khuẩn, các vi khoáng độc hại, nước thải từ máy lọc nước RO có thể tái sử dụng được.

Để sử dụng nước thải từ máy lọc nước RO sao cho an toàn đối với sức khỏe, tuyệt đối không sử dụng nước này cho mục đích nấu ăn hay uống. Bạn có thể dùng phần nước này vào vệ sinh nhà cửa như lau nhà, tưới cây, giặt đồ,…

Việc sử dụng nước thải của máy RO còn phụ thuộc vào nguồn nước ban đầu. Nếu là nước máy thì vẫn ổn, nhưng nếu đầu vào là nước giếng khoan thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ phèn, sắt, mangan,… của nguồn nước đó.

Nên chứa lượng nước thải bằng thùng nhựa thay vì dùng bình inox do trong nước thải từ máy lọc nước RO còn chứa nhiều axit khác nhau. Và để tránh trường hợp bị dị ứng, bạn nên đeo găng tay trước khi tiếp xúc với nguồn nước thải này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.