fbpx

CÙNG FILTECHPLUS- MÁY LỌC NƯỚC HẢI PHÒNG TÌM HIỂU CHỈ SỐ TDS CHO NƯỚC

Một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước chính là chỉ số TDS cho nước. Vậy chỉ số TDS là gì? Chỉ số TDS nước sạch là bao nhiêu? Cách đo chỉ số này như thế nào? Tất cả sẽ thông tin sẽ được cung cấp ngay trong bài viết dưới đây.

Chỉ số TDS là gì?

TDS trong nước là gì? TDS là chỉ số thể hiện tổng chất rắn hòa tan có trong nước, nước tự nhiên bao gồm các chất hữu cơ, các hợp chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng bên cạnh đó trong nước cũng tồn tại một số các chất khác như: muối, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng và các chất khác không hòa tan được trong nước (Clorua, Sunfat, Canxi, Magie, Kali, Natri, ion cacbonat…).

Theo như nghiên cứu, các chất trên có thể gây hại khi dùng với hàm lượng nhiều hơn so với mức được khuyến nghị. Chỉ số TDS của nước được đo bằng đơn vị mg/L hoặc chỉ số ppm (parts per million – phần triệu).

Sở dĩ chất rắn hòa tan có trong nước có thể bắt nguồn từ các nguồn nước tự nhiên, nước thải đô thị, hóa chất và nước thải công nghiệp không được xử lý hoặc rỉ sét đường ống dẫn nước cũng có thể dẫn tới tình trạng nước bị nhiễm cặn.

Tổng chất rắn hòa tan có trong nước là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh đối với cơ thể con người. Chỉ số TDS biểu thị hàm lượng chất rắn hòa tan có trong nước, từ đó, người tiêu dùng có thể thấy được và đưa ra những biện pháp xử lý.

 

Chỉ số TDS cho nước uống cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người, các thiết bị sử dụng… Cụ thể, đối với sức khỏe con người, nước có TDS cao, tức là tổng chất rắn hòa tan lớn sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh như sỏi thận, tắc động mạch, tĩnh mạch ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bản thân và gia đình.

Không chỉ vậy, hàm lượng TDS cao sẽ làm biến đổi hương vị, mùi vị của thức ăn, không giống như mong muốn của người sử dụng. Việc kiểm tra chỉ số TDS đầu vào giúp đảm bảo hiệu suất làm việc của máy lọc nước được hoạt động tốt nhất, tùy vào chất lượng nguồn nước mà sẽ có thời gian thay lõi lọc hợp lý.

Nước có tổng chất rắn hòa tan cao sẽ gây ra bụi, cắn bám vào trong đường ống, phá hoại thiết bị trong gia đình. Nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của nồi hơi, lò hơi, tháp giải nhiệt, sản xuất thực phẩm, nước giải khát…

Sự thật về thiết bị kiểm tra nước TDS

 

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng thiết bị kiểm tra nước khác nhau. Với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi như một chiếc bút, các thiết bị kiểm tra nước TDS hay bút thử nước TDS có thể cho biết giá trị TDS của tất cả các loại nước uống bạn sử dụng: nước lọc từ máy lọc nước RO, nước đóng chai, nước máy, nước  khoan, nước giếng.

Dưới đây là bảng đối chiếu số TDS để người dùng có thể dễ dàng kiểm tra và nhận biết thực trạng nguồn nước gia đình. Từ đó thực hiện các giải pháp điều chỉnh, xử lý phù hợp.

Nhìn vào bảng trên bạn có thể nhìn thấy một loại nước có tên là nước cứng. Trong 1L nước cứng sẽ chứa khoảng 170ppm Canxi và Magie, độ cứng của nước sẽ được đo bằng tổng hàm lượng của hai chất này. Nếu như độ cứng không vượt quá  300mg/L thì bạn vẫn có thể sử dụng nước ngày phục vụ sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn nước này trong một khoảng thời gian dài có thể gây các bệnh lý, sử dụng nước cứng để nấu ăn sẽ làm cho thức ăn lâu và khó chín hơn. Đối với các thiết bị điện gia dụng phải sử dụng tới nước sẽ bị bám cặn, ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị.

Thiết bị kiểm tra nước TDS tuy nhỏ gọn và cho biết giá trị TDS nhanh chóng. Nhưng sự  thật là chỉ dựa vào chỉ số đo TDS trên thiết bị này ta không thể hoàn toàn khẳng định về chất lượng nguồn nước bạn sử dụng.

Có rất nhiều thương hiệu nước đóng chai có nồng độ chất rắn hòa tan, giá trị TDS khá cao nhưng không phải độc hại, mà do nước này mang nhiều khoáng chất. Nguồn nước đóng chai tinh khiết chất lượng được kiểm định có thể an tâm sử dụng.

Theo như một nghiên cứu đo được thì chỉ số TDS của nước máy là 57ppm, đối với nước giếng là 211ppm và nước từ máy lọc nước RO là 4ppm. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng được nguồn nước lý tưởng nhất, không gây hại cho sức khỏe thì bạn nên sử dụng nguồn nước sạch đã được lọc qua máy lọc nước.

 

Cách đo chỉ số TDS có trong nước

Việc sử dụng bút thử nước TDS cũng vô cùng đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là các thao tác nhanh gọn, ấn giữ công tắc, nhúng bút vào cốc nước muốn thử. Sau đó đọc kết quả chỉ số TDS trên màn hình hiển thị.

Dưới đây là hướng dẫn 4 bước cơ bản để sử dụng bút thử TDS

Bước 1: Khởi động bút thử bằng cách ấn nút ON trên thiết bị

Bước 2: Nhúng đầu điện cực vào trong cốc nước cần kiểm tra, khuấy nhẹ

Bước 3: Sau khi nhúng vào nước, bạn sẽ thấy chỉ số hiển thị trên sản phẩm nhảy dần đến khi ổn định. Khi chỉ số này dừng lại đó chính là chỉ số TDS của nguồn nước mà bạn muốn kiểm tra

Bước 4: Lau khô bút thử và đậy nắp điện cực của bút lại như ban đầu.

Việc đo chỉ số TDS trong nước giúp cho người sử dụng có thể biết chắc chắn được liệu nguồn nước mà bạn đang uống có phải là nước tinh khiết hay không. Nếu như nguồn nước bạn đang sử dụng có chỉ số TDS vượt quá mức cho phép thì việc cần làm là thực hiện các biện pháp và cách giảm chỉ số TDS trong nước.

Cách làm giảm chỉ số TDS

Hiện nay, có khá nhiều cách giảm TDS trong nước như sử dụng phương pháp chưng cất, phương pháp khử ion và phương pháp thẩm thấu ngược RO. Đây là 3 phương pháp có thể coi là phổ biến và được dùng nhiều nhất hiện nay.

Trong đó hai phương pháp chưng cất và khử ion sẽ mất nhiều công sức hơn rất nhiều so với phương pháp thẩm thấu ngược RO. Phương pháp thẩm thấu ngược RO này có thể lọc sạch tới 99% của 65 loại chất rắn hòa tan gây ô nhiễm khác nhau như: chì, kẽm, florua, asen, barium, các muối hòa tan…

Quá trình xử lý nước bằng phương pháp thẩm thấu ngược RO được thực hiện bằng cách sử dụng áp lực để đẩy nước qua một lớp màng RO, màng này có khả năng loại bỏ các chất rắn hòa tan ra khỏi nước. Hiện tại, phương pháp này đang được áp dụng tại các máy lọc nước RO, giúp đem lại một nguồn nước sạch tinh khiết, nước sạch hơn, thơm ngon hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.